Các Trang Mẫu Web
Về các bản dịch/
lời khuyên cho các biên dịch viên

Tài liệu nầy được phiên dịch từ W3C's Các trang Web Các Trang Mẫu Web Về các bản dịch / lời khuyên cho các biên dịch viên. Quí vị có thể tham khảo với bản chính tiếng Anh ở:
https://www.w3.org/Style/translating


Người phiên dịch:
Manh Nguyen
Homes for Sale in Seminole
East Lake Woodlands Homes for Sale
Homes For Sale In Gatlinburg TN

(This page uses CSS style sheets)

Về các bản dịch

Vị trí của các trang

Lời khuyên cho các biên dịch viên

Lời khuyên sử dụng các trang mẫu

Lời khuyên về đánh dấu

Lời khuyên về mã hoá

Lời khuyên về quyền hạn

Thỏa thuận ngôn ngữ

Tính hợp lê

Về các bản dịch

Các bản dịch của các mẫu và các trang CSS, cũng giống như các bản dịch khác trên trang web W3C, do những người tình nguyện thực hiện. Một số bản dịch có chất lượng cao, số khác chất lượng thấp hơn. Dường như chúng có vẻ lạc hậu so với các trang gốc tiếng Anh.

Nếu bạn đang tìm kiếm bản dịch của các chi tiết kỹ thuật, nơi tốt nhất để tìm là cơ sở dữ liệu dịch thuật. Bản dịch của các trang khác, như trang này, có thể thay đổi theo thời gian, nhưng thường được liên kết trực tiếp tới trang gốc tiếng Anh và không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu.

Nếu bạn phát hiện lỗi trong bất kỳ trang nào, xin hãy báo cho chúng tôi.

Trân trọng cám ơn tất cả các biên dịch viên!

Lời khuyên cho các biên dịch viên

Nếu bạn muốn giúp dịch một hay nhiều trang, xin gửi email cho chúng tôi tới danh sách lưu trữ biên dịch viên <w3c-translators@w3.org>.

Bạn không nhất thiết phải là một biên dịch viên chuyên nghiệp, nhưng nhìn chung chúng tôi muốn bản dịch sang ngôn ngữ của bạn có chất lượng tốt nhất. Các bản dịch tự động có chất lượng rất kém nên xin đừng gửi cho chúng tôi bản dịch đó.

Vị trí của các bản dịch

Phần lớn các bản dịch được lưu trên trang web W3C. Nếu bạn có một trang web để đặt bản dịch của mình, chúng tôi sẽ chỉ cần đặt một liên kết tới đó. Nhưng nếu bạn muốn, chúng tôi cũng có thể đặt bản dịch trên trang web W3C.

Chúng tôi muốn các liên kết ổn định, bởi vậy nếu vị trí của một bản dịch bị thay đổi hay thậm chí biến mất hoàn toàn, thì tốt hơn là hãy gửi tài liệu cho chúng tôi để chúng tôi đặt trên trang web W3C.

Sử dụng các trang mẫu

Sẽ dễ hơn cho các độc giả nếu bản gốc và bản dịch đượ c trình bày giống nhau. Nghĩa là các bản dịch nhìn chung sử dụng cùng các trang mẫu như bản gốc. Có hai cách làm như vậy:

  1. Đặt liên kết tới các trang mẫu trên trang web w3.org.
  2. Sao các trang mẫu liên quan về trang web của bạn.

Nếu bạn đặt liên kết tới các trang mẫu trên trang web W3C, bạn sẽ phải thay đổi các liên kết tương đối như

<link rel=stylesheet title="Gold + navbar"
  href="threepart-f.css"...

thành các liên kết tuyệt đối như

<link rel=stylesheet title="Gold + navbar"
  href="https://www.w3.org/Style/threepart-f.css"...

Một vài quy tắc trong trang mẫu phụ thuộc vào ngôn ngữ. Cụ thể, các từ “Các liên kết nội bộ” mà bạn trên thấy ở cột phía trên bên phải xuất phát từ trang mẫu. Bởi vậy, nếu sao nội bộ các trang mẫu, xin hãy chèn phần dịch thích hợp của các từ này vào file threepart.css.

Quy tắc mẫu để chèn vào trông như thế này:

div.map:lang(en):before {content: "Local links"}

các từ “en” phải được thay bằng mã ngôn ngữ (xem mục bên) của ngôn ngữ của bạn và phần văn bản là những gì cần được dịch.

Nếu bạn đặt liên kết tới các trang mẫu trên trang web W3C, xin cho tôi biết phần dịch của những từ này trong ngôn ngữ của bạn là gì, để tôi có thể nhúng nó vào trang mẫu chủ.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể có quy tắc mẫu khác phải thay đổi đối với một số ngôn ngữ nhất định.

Đánh dấu ngôn ngữ

Tất cả văn bản trên các trang Web thông thường phải được đánh dấu với tên của ngôn ngữ mà nó được viết. Với những trang sử dụng các trang mẫu W3C thì điều đó thậm chí còn quan trọng hơn, bởi một số quy tắc mẫu phụ thuộc vào ngôn ngữ.

Tối thiểu, các trang phải có một dòng như thế này trên đầu trang, ngay sau dòng “doctype”:

<html lang="xy">

từ “xy” phải được thay bằng mã ngôn ngữ 2 ký tự cho ngôn ngữ của bạn. Nếu không có mã 2 ký tự, xin hãy sử dụng mã 3 ký tự thay thế.

Nói chung, các bản dịch phải được đánh dấu (có các tag) giống như bản gốc, mặc dù nó có thể cần thay đổi đánh dấu bên trong các câu, bởi trật tự từ giữa các ngôn ngữ khác nhau cũng khác nhau.

Mã hóa ký tự

Cần áp dụng phần sau đây nếu bạn có kế hoạch đặt một trang đã dịch lên trang web của bạn (như phần lớn các biên dịch viên làm).

Văn bản có thể hiển thị không chính xác nếu không chọn đúng mã hóa ký tự của tài liệu. Mã hóa ký tự là ánh xạ của các byte thành ký tự và nếu một trình duyệ t không nhận biết mã chính xác, một số ký tự có thể không hiển thị hay bị thay thế bởi những ký tự khác. Mặc dù người sử dụng có thể cho trình duyệt của mình sử dụng một mã hóa khác, tất nhiên nó sẽ tốt hơn nếu trình duyệt sử dụng chính xác mã hóa ngay từ đầu. Và một tài liệu sẽ không hợp lệ (xem bên dưới) nếu không có thuộc tính chỉ thị mã hóa.

Các mã hóa ký tự phổ biến là ASCII, ISO-8859-1, UTF-8 và Windows-1252, nhưng còn rất nhiều loại khác. Khi bạn viết một tài liệu, nhìn chung nó sẽ hoặc dưới dạng mã hóa bản địa của máy tính của bạn hay dưới dạng UTF-8.

Có hai cách để cho một trình duyệt biết mã hóa của một tài liệu là gì. Cách tốt nhất là máy chủ Web trực tiếp cho trình duyệt biết, ngay khi trình duyệt hỏi mã hóa của tài liệu. Nếu máy chủ Web của bạn được định cấu hình chính xác, thì nó đã cho trình duyệt biết mã hóa tài liệu và bạn không cần phải làm gì với các tài liệu mới khi bạn tải lên.

Bạn có thể kiểm tra xem máy chủ Web có gửi mã ký tự chính xác bằng việc làm cho một tài liệu hợp lệ trên máy chủ đó với sự giúp đỡ của bộ hợp lệ hóa đánh dấu W3C. Nó sẽ cho bạn biết thiếu mã hóa hay mã hóa không chính xác.

Nếu máy chủ Web không gửi mã hóa chính xác và bạn không thể định cấu hình nó, thì giải pháp thay thế là khai báo mã hóa trong tài liệu. Để làm điều đó, bạn bổ sung một dòng như thế này vào phần ĐẦU của tài liệu:

<meta http-equiv="Content-type"
  content="text/html;charset=utf-8">

Khi “utf-8” phải được thay thế bởi mã hóa thực tế của tài liệu đó (nếu nó không phải là utf-8).

Để biết thêm thông tin về các mã hóa ký tự, xin xem các mã hóa ký tự trong các trang được quốc tế hóa của W3C.

Bản quyền và quyền hạn

Giấy phép bản quyền W3C cho phép tất cả mọi người dịch tài liệu, nhưng có điều kiện. Tóm lại, bạn có thể dịch tài liệu nhưng phải chỉ rõ nguồn gốc của bản gốc khi dịch và cho phép W3C tái xuất bản bản dịch này.

Xin xem cụ thể phần 5.7 của IPR FAQ.

Đường liên kết tới bản gốc phải sử dụng URL đầy đủ, kể cả .html ở cuối cùng. (Ví dụ, không dùng https://www.w3.org/foo, mà dùng https://www.w3.org/foo.html.). Xem phần giải thích trong mụ c Thỏa thuận ngôn ngữ bên dưới.

Thỏa thuận ngôn ngữ

Trong phần lớn các trường hợp, máy chủ W3C tự động trả lại một tài liệu tiếng Anh và chỉ phục vụ một tài liệu đã dịch nếu người sử dụng hỏi xin một bản một cách rõ ràng, bằng cách bấm chuột và o đường liên kết liên quan. Nhưng trong một số trường hợp (như một vài hướng dẫn) lại ngược lại: máy chủ tự động trả lại một tài liệu trong ngôn ngữ của người sử dụng và chỉ trả lại bản tiếng Anh nếu người sử dụng bấm chuột vào đường liên kết tới bản tiếng Anh.

Quá trình tự động trả lại ngôn ngữ mà người dùng muốn được gọi là thỏa thuận ngôn ngữ và nó là một thuộc tính của HTTP. Cách hoạt động của nó, ít nhất là trên trang này, đó là thêm các URL vào mỗi tài liệu, chỉ có một URL đại diện tất cả các bản dịch. Trong trường hợp của chúng ta, URL đó được tạo ra bởi bỏ đi phần mở rộng .htlm: nếu chúng ta có một tài liệu tiếng Anh https://www.w3.org/foo.html, thì URL chung là https://www.w3.org/foo.

Nếu người sử dụng bấm vào một đường liên kết tới URL chung, máy chủ sẽ nhìn vào ngôn ngữ được ưa thích của người sử dụng (được chuyển thành yêu cầu HTTP) và so sánh nó với danh mục URL có sẵn. Sau đó nó trả lại tài liệu phù hợp.

Nhiều trình duyệt cho phép người sử dụng định cấu hình ngôn ngữ ưa thích của mình (kể cả nếu bạn thích nhiều ngôn ngữ), nhưng ngôn ngữ mặc định là ngôn ngữ của bản thân trình duyệt đó.

Nói một cách cụ thể, có nghĩa là nếu bạn tạo một liên kết tới bản tiếng Anh của một tài liệu một cách rõ ràng, bạn nên bao gồm cả phần .htlm ở cuối cùng.

Như tôi đã nói bên trên, trong phần lớn trường hợp, máy chủ W3C sẽ đưa ra tài liệu tiếng Anh bằng cách nào đó, kể cả khi URL không có .html ở cuối cùng, nhưng trong một số trường hợp thỏa thuận ngôn ngữ được kích hoạt và URL ngắn hơn trả lại một tài liệu đã dịch.

Sử dụng HTML

Các bản dịch, giống như tất cả các tài liệu Web, phải hợp lệ: chúng phải sử dụng HTML và CSS theo các đặc điểm kỹ thuật tương ứng. Bộ hợp lệ hóa có thể được sử dụng để kiểm tra lỗi của các tài liệu: bộ hợp lệ hóa đánh dấu W3C dùng cho phần HTML và bộ hợp lệ hóa CSS dùng cho phần CSS.

Mặc dù các tài liệu không hợp lệ vẫn có thể hiển thị đúng trong phần lớn các trình duyệt hiện nay, nhưng tài liệu hợp lệ có nhiều hơn cơ hội được hiển thị chính xác trong các trình duyệt sau này.

Để biết thêm thông tin về các bản dịch, xem Các bản dịch W3C.

CSS Valid
CSS!

Bert Bos, tiếp xúc CSS
Cập nhật mới nhất ngày: 2009/03/03 12:41:48 $ GMT

Copyright  © 1997-2005 W3C (MIT, ERCIM, Keio)